Có nên đầu tư điện mặt trời áp mái không?
Đầu tư điện mặt trời áp mái (solar power) đang là trào lưu rất hót hiện nay. Bởi vì, với nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ cùng với những lợi ích xanh từ năng lượng tại tạo. Vậy, chúng ta có nên đầu tư điện mặt trời áp mái không? Đầu tư có hiệu quả không? Có thực sự tiết kiệm không? Và liệu có bảo vệ môi trường như những gì chúng ta biết không?
1. Những lợi ích của điện mặt trời
Điện năng lượng mặt trời cùng với điện gió là nguồn năng lượng tại tạo sẵn có và tác động tiêu cực rất ít đến môi trường so với bất kỳ nguồn năng lượng nào khác. Nó không tạo ra khí nhà kính, không gây ô nhiễm nước, không có tác động đến môi trường sống xung quanh. Sản xuất điện năng lượng mặt trời không tạo ra bất kỳ tiếng ồn nào, đó là lợi ích lớn khi lắp đặt các công trình điện năng lượng mặt trời ở khu vực thành thị.
Tạo ra điện của riêng bạn có nghĩa là bạn sẽ sử dụng điện ít hơn từ lưới điện quốc gia. Điều này sẽ ngay lập tức chuyển thành tiết kiệm trên hóa đơn năng lượng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiếm tiền bằng cách bán điện chưa sử dụng mà bạn đã tạo ra, trở lại lưới điện. Bạn càng sản xuất nhiều năng lượng, bạn sẽ càng cần ít điện hơn từ lưới điện, điều này sẽ làm tăng khả năng tự lực của bạn khi xảy ra các sự cố gián đoạn cung cấp điện.
Miễn là có ánh nắng mặt trời, năng lượng mặt trời có thể được triển khai ở bất cứ đâu. Điều này đặc biệt hữu ích cho các vùng xa khó khăn trong việc sử dụng điện từ lưới điện quốc gia. Có một lượng lớn người trên khắp thế giới không có điện. Các hệ thống năng lượng mặt trời độc lập có thể được triển khai tại các khu vực đó và cải thiện cuộc sống của hàng triệu người. Hơn nữa, năng lượng mặt trời cũng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ và tàu thuyền.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời được xây dựng trên mái nhà của các hộ gia đình, các nhà xưởng, resort,… là những nơi thoáng và tập trung nhiều ánh nắng mặt trời. Việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời sẽ giúp làm mát ngôi nhà của bạn, giảm tác động của thiên nhiên đến hạ tầng của ngôi nhà mà còn tạo ra nguồn điện phục vụ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của bạn.
Một phần năng lượng, khoảng 3-5%, bị hao phí trong quá trình truyền tải điện trên hệ thống lưới điện quốc gia. Khoảng cách giữa điểm sản xuất điện và điểm tiêu thụ càng dài thì càng mất nhiều năng lượng. Những mất mát đó có vẻ không đáng kể nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lắp đặt ở những khu vực có mật độ dân số không cao. Có các tấm pin mặt trời trên mái nhà hoặc trong sân làm giảm đáng kể khoảng cách này, do đó làm tăng hiệu quả của hệ thống điện.
2. Chi phí đầu tư điện mặt trời áp mái
Đối với chi phí đầu tư điện mặt trời áp mái hiện nay dao động trong khoảng 16-18 triệu đồng cho 1kWp tùy vào hiện trạng mái nhà và hình thức lắp đặt. Với nhu cầu sử dụng gia đình thì chỉ cần đầu tư từ 3-5 kWp là đủ nên tổng chi phí dao động từ 60 triệu đến 100 triệu đồng để đầu tư hệ thống điện mặt trời hoàn chỉnh.
Lưu ý đơn giá trên đã bao gồm trọn gói tất cả các chi phí từ cung cấp tấm pin, inverter, hệ thống cáp nối, đồng hồ đo đếm điện, vật tư khung giá đỡ và nhân công lắp đặt. Nhưng chưa bao gồm chi phí bộ lưu điện nếu bạn có nhu cầu.
Như vậy với tổng chi phí đầu tư điện mặt trời áp mái dao động qoanh 80tr đồng đối với nhà dân là một số tiền không hề nhỏ. Và chúng ta cần phải tính toán đến hiệu quả mà nó mang lại có thự sự đáng để đầu tư.
3. Đầu tư điện mặt trời áp mái có thực sự hiệu quả?
Câu trả lời cho câu hỏi này là tùy trường hợp cụ thể sẽ có bài toán tính toán hiệu quả kinh tế riêng.
Đối với cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà xưởng,…thì thời gian hoạt động chủ yếu là ban ngày. Đúng thời điểm có nắng mặt trời và việc sản xuất điện từ các tấm pin năng lượng là cao nhất. Nên sẽ rất tối ưu khi lắp hệ thống điện mặt trời áp mái cho các cơ sở này.
Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình thì ban ngày, lúc có nắng mặt trời, lúc sản xuất được nhiều điện nhất từ tấm pin thì chúng ta lại đi làm và không có nhà. Nên không thể sử dụng được nguồn năng lượng này mà phải bán ngược lại lưới điện với đơn giá khoảng 1.943 đồng/ kWh.
Và khi chiều tối chúng ta về nhà mới có nhu cầu sử dụng điện nhiều nhất nhưng hệ thống điện mặt trời lại dừng làm việc vì không còn ánh nắng. Và chúng ta buộc phải sử dụng điện từ lưới điện với đơn giá lũy tiến theo quy định của nhà nước (tất nhiên đơn giá mua điện trung bình sẽ cao hơn nhiều so với giá chúng ta bán điện).
Nhưng, đối với những gia đình thường xuyên có người ở nhà vào ban ngày, có nhu cầu sử dụng điện nhiều vào ban ngày. Thì việc lắp hệ thống điện mặt trời áp mái lại rất tối ưu.
Và cần lưu ý là điện mặt trời phụ thuộc rất nhiều vào ánh nắng mặt trời. Nên điều kiện thời tiết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất điện. Hiệu suất sản xuất điện sẽ cao hơn đối với khu vực miền nam và thấp hơn đối với khu vực miền bắc.
Như vậy, sơ bộ đối với khu vực miền nam hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện ban ngày nhiều thì sẽ mang lại hiệu quả hơn so với khu vực miền bắc và những hộ gia đình ít sử dụng điện ban ngày.
4. Có nên dùng bộ lưu điện?
Một câu hỏi nữa đặt ra là tại sao chúng ta không dùng bộ lưu điện khi ban ngày có ánh nắng sản xuất điện. Để dùng vào buổi tối hay những hôm trời mưa hay những lúc mất điện. Để tối ưu hơn cho việc đầu tư hệ thống điện mặt trời.
Nhưng bởi vị rào cản công nghệ mà ngày nay vẫn chưa có bộ lưu điện nào đủ tối ưu với chi phí đầu tư. Nên hầu như chúng ta không đầu tư theo hướng này. Công nghệ lưu điện ngày nay với chỉ dừng lại ở bộ acquy chì, hay cao cấp hơn là pin lithium, nhưng thời gian nạp chậm, khả năng tích điện được ít không đủ sử dụng trong thời gian dài với công suất cao và chí đầu tư ban đầu khá đắt đỏ.
5. Có nên đầu tư điện mặt trời áp mái không?
Đối khu vực miền nam và với cơ quan, xí nghiệp, nhà xưởng, trường học, bệnh viện… à các hộ gia đinh có nhu cầu sử dụng điện ban ngày nhiều thì nên đầu tư điện mặt trời áp mái (solar power). Bởi vì sự hiệu quả cũng như bảo vệ môi trường.
Đối với các hộ gia đình ít có nhu cầu sử dụng điện ban ngày thì không nên đầu tư hệ thống điện mặt trời. Vì chi phí đầu tư ban đầu cao mà lại không giải quyết được các nhu cầu như tự chủ nguồn điện khi mất điện, hay buổi tối có nhu cầu dùng nhiều, hay tránh nỗi sợ tăng điện của nhà nước,… Khi đó, đầu tư điện mặt trời áp mái thì chúng ta chỉ tính bài toán hiệu quả theo giá bán điện cho nhà nước và thực sự là con số tính toán ra không hề hấp dẫn để đầu tư.
Nhận xét
Đăng nhận xét